Đại Đường Tây Vực ký

Đại Đường Tây Vực ký (tiếng Trung: 大唐西域記), thường được gọi tắt là Tây Vực ký (tiếng Trung: 西域記), là một tập ký kể về hành trình 19 năm của nhà sư Huyền Trang xuất phát Trường An (Trung Quốc) du hành qua khu vực Tây Vực trong lịch sử Trung Quốc. Nhà sư đã đi qua Con đường tơ lụa của Tân Cương ngày nay ở phía tây bắc Trung Quốc, cũng như các khu vực lân cận ở Trung Á và Nam Trung Quốc. Ngoài các địa điểm này của Trung Quốc, Huyền Trang cũng đi vòng quanh Ấn Độ, đến tận phía nam như Kancheepuram. Chuyến du hành của Huyền Trang không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong các nghiên cứu xuyên văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ, mà cả các nghiên cứu xuyên văn hóa trên toàn cầu. Tập ký vừa cung cấp những ghi chép trên đường hành hương tôn giáo của Huyền Trang, vừa ghi nhận các mô tả về các địa phương mà ông đi qua trong giai đoạn lịch sử thời Đường.

Tập ký được biên soạn vào năm 646, mô tả các chuyến đi được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 626 đến 645. Biện Cơ, một đệ tử của Huyền Trang, đã dành hơn một năm để ghi chép và hiệu chỉnh tập sách từ những lời kể của thầy mình. 

Tập ký chứa hơn 120.000 chữ Hán và được chia thành 12 tập, mô tả địa lý, đất đai và giao thông hàng hải, khí hậu, sản phẩm địa phương, con người, ngôn ngữ, lịch sử, chính trị, đời sống kinh tế, tôn giáo, văn hóa và phong tục ở 110 quốc gia, các khu vực và thành quốc từ Tân Cương đến Ba Tư, Tajikistan, Uzbekistan, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka, trong số các khu vực khác. 

Ngày nay, tập ký vẫn mang một giá trị lớn đối với các nhà sử học và khảo cổ học hiện đại. Tập ký là một tài liệu quan trọng về Trung Á trong đầu thế kỷ thứ VII, vì nó cung cấp thông tin về một nền văn hóa Phật giáo tồn tại ở Afghanistan trong thời gian đó và là bằng chứng văn bản sớm nhất cho các tượng Phật tại Bamyan. Các chuyến đi của Huyền Trang cũng được ghi nhận là tác động một phần cho sự lan rộng của công nghệ sản xuất đường ở Trung Quốc và Ấn Độ thời Trung Cổ. Điều này rất có ý nghĩa vì đường đóng một vai trò quan trọng trong giáo lý Phật giáo. Tập ký cũng mang tầm quan trọng tương đương trong các nghiên cứu về Ấn Độ, và các nhà khảo cổ học đã sử dụng nó để lấp đầy những khoảng trống nhất định trong lịch sử Ấn Độ. Nó cho phép các nhà sử học định vị chính xác các địa điểm quan trọng ở Ấn Độ. Tập sách được biết đến với “những mô tả chính xác về khoảng cách và vị trí của những nơi khác nhau”, và đã được dùng làm sách hướng dẫn cho việc khai quật nhiều địa điểm quan trọng, như Rajgir, Đền thờ tại Sarnath, Ajanta, tàn tích của Tu viện Nalanda ở Bihar và tàn tích Vasu Bihar của thành phố Pundra cổ đại. Tập ký cũng tạo cảm hứng cho truyện Tây du ký, một danh tác văn học Trung Quốc xuất bản vào thời nhà Minh. 

Giới thiệu về sách

Có lẽ hình ảnh Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (600-664) đi thỉnh kinh là một trong những hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc và in sâu vào tâm thức của đa số người Việt Nam chúng ta nhất. Con người ấy đã vì pháp quên mình, cô thân chích ảnh, trải bao hiểm nguy, băng ngàn vượt suối, đến tận đất Phật, trong thời buổi đường đi chỉ là những lối mòn hoang sơ đầy bấc trắc, để tìm thầy học đạo suốt 17 năm trời, rồi thỉnh về nước 657 bộ kinh Phật bằng tiếng Ấn Độ.

Thế nhưng, ngoài công trình Tây hành cầu pháp, phiên dịch Kinh điển, Pháp sư còn để lại tập sử liệu rất đặc sắc, ” Đại Đường Tây Vực Ký “. Trong tập bút ký này, Huyền Trang đã ghi chép về 138 nước, mà phần lớn Pháp sư đã từng đặt chân đến, rồi dùng ngòi bút của một sử gia chuyên nghiệp, ghi chép rất cẩn thận. Nội dung tổng hợp cả tính Lịch sử, Địa lý và đầy đủ các giá trị văn hoá của từng nước. Có thể nói đây là một tư liệu văn hiến rất trọng yếu dùng để nghiên cứu lịch sự Phật giáo, lịch sử giao lưu giữa các nước vùng Trung Á, Nam Á. ( Hoà thượng Thích Phước Sơn Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam )
 

Mục lục:
Lời giới thiệu của hoà thượng Thích Phước Sơn
Đôi nét về tác giả Trần Huyền Trang
Nhà chú giải Nhuế Truyền Minh
Giới thiệu những vấn đề xung quanh tác giả và tác phẩm ” Đại Đường Tây Vực Ký “
Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 1)
Từ nước A Kỳ đến thuỷ thành Tô Diệp
Nước A Kỳ Ni (AGNI)
Nước Khuất Chi
Nước Khuất Chi ( Tiếp 1)
Nước Khuất Chi ( Tiếp 2)
Nước Khuất Chi ( Tiếp 3)
Nước Bạc Lộc Già
Từ Lăng Sơn đến Đại Thanh Trì
Thuỷ thành Tố Diệp
Địa khu tốt lợi
Tổng thuật Địa khu tốt lợi
Thiên truyền
Thánh Đát La Tư
………….

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 2)
Tổng thuật nước Ấn Độ
Danh xưng Ấn Độ
Cương vực
Đơn vị đo chiều dài
Tuế thời
Nhà ở, cung điện
Y phục và trang sức
Ăn uống
Chữ viết
Giáo dục
…………

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 3)
Nước Điểu Trượng Na và nước Bát lộ la
Nước Điểu Trượng Na
Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 1)
Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 2)
Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 3)
Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 4)
Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 5)
…………….

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 12)
Nước Tào Cự Thác nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na
Nước tảo Củ Thác
Nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na
Nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na ( Tiếp)
Nước Đổ Hóa La Cổ Địa
Nước An Đát La Phược
Hoạt Quốc
Năm nước: Mông Kiện, A Lợi Ni, Hạt La Hồ, Cật Lật Sắc Ma, Bát Lợi Hạt
………….
Từ Đại Lưu sa trên đường đi về nước

***

Quý vị đang cầm trên tay quyển “Đại Đường Tây Vức Ký” được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.

Xin tạ ơn Tam Bảo đã chiếu soi cho chúng con để lần dò từng câu văn, từng ý chữ mà Ngài Huyền Trang, một bậc danh tăng đời Đường đã thể hiện trọn vẹn hết tâm ý khi đi chiêm bái, học hỏi và ghi lại nơi Thánh Địa ròng rã trong 17 năm trời. Để rồi về lại kinh đô Tràng An với 657 bộ kinh bằng chữ Phạn. Ngài trải qua 110 nước và về sau cùng 100 vị Cao Tăng Học giả đương thời, dưới quyền chủ tọa của Ngài, phiên dịch suốt trong vòng 19 năm, kể từ khi Ngài về lại Tràng An Trung Quốc, vào ngày 24 tháng giêng năm 645 (năm Trinh Quán thứ 19 đời nhà Đường).

Ngài lên đường ra đi khỏi Trung Quốc vào năm Trinh Quán thứ 3 đời nhà Đường tức năm 628, lúc ấy Ngài đã 33 tuổi. Như vậy Ngài sinh vào năm 595 và Ngài thị tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, tại Ngọc Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi. Ngài về lại Kinh Đô đúng 50 tuổi và chủ trì phiên dịch trong 19 năm ròng rã như thế và ngày nay Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài Pháp Bảo vô giá mà đông tây kim cổ khó có người thứ hai sánh kịp.

Đây là một tập sách gồm 12 quyển và hai lời tựa được đăng trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 51 thuộc Sử Truyện, bộ thứ 3 từ trang 867 đến trang 948, theo thứ tự kinh văn số 2087. Chỉ có 81 trang kinh mà chúng tôi phải dịch ròng rã gần 2 tháng dài. Mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ và kết quả là hơn 460 trang sách khổ A5 và gồm 127.264 chữ, như quý vị đang đọc. Đại Tạng Kinh không chỉ có một quyển mà cả một trăm quyển như thế. Mỗi quyển dày từ 1000 đến 2000 trang. Nếu một người để cả một đời ra đọc chưa chắc gì đã hết, đừng nói đến vấn đề phiên dịch.
 
Bây giờ Phật Giáo Việt Nam đã bắt đầu cho phiên dịch nhiều phần từ Kinh, Luật, Luận trong Đại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Trong đó phải nói rằng về phần Kinh Văn, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Hòa Thượng Thích Huệ Hưng đã đóng góp dịch thuật phần chính. Về Luật Tạng có Cố Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hòa, Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Cố Hòa Thượng Thích Trí Minh, Hòa Thượng Thích Đổng Minh v.v….. Về Luận Tạng có Cố Hòa Thượng Thích Khánh Anh, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Cố Hòa Thượng Quý vị đang cầm trên tay quyển “Đại Đường Tây Vức Ký” được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.

Xin tạ ơn Tam Bảo đã chiếu soi cho chúng con để lần dò từng câu văn, từng ý chữ mà Ngài Huyền Trang, một bậc danh tăng đời Đường đã thể hiện trọn vẹn hết tâm ý khi đi chiêm bái, học hỏi và ghi lại nơi Thánh Địa ròng rã trong 17 năm trời. Để rồi về lại kinh đô Tràng An với 657 bộ kinh bằng chữ Phạn. Ngài trải qua 110 nước và về sau cùng 100 vị Cao Tăng Học giả đương thời, dưới quyền chủ tọa của Ngài, phiên dịch suốt trong vòng 19 năm, kể từ khi Ngài về lại Tràng An Trung Quốc, vào ngày 24 tháng giêng năm 645 (năm Trinh Quán thứ 19 đời nhà Đường).

Ngài lên đường ra đi khỏi Trung Quốc vào năm Trinh Quán thứ 3 đời nhà Đường tức năm 628, lúc ấy Ngài đã 33 tuổi. Như vậy Ngài sinh vào năm 595 và Ngài thị tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, tại Ngọc Hoa Cung, hưởng thọ 69 tuổi. Ngài về lại Kinh Đô đúng 50 tuổi và chủ trì phiên dịch trong 19 năm ròng rã như thế và ngày nay Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài Pháp Bảo vô giá mà đông tây kim cổ khó có người thứ hai sánh kịp.

Đây là một tập sách gồm 12 quyển và hai lời tựa được đăng trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 51 thuộc Sử Truyện, bộ thứ 3 từ trang 867 đến trang 948, theo thứ tự kinh văn số 2087. Chỉ có 81 trang kinh mà chúng tôi phải dịch ròng rã gần 2 tháng dài. Mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ và kết quả là hơn 460 trang sách khổ A5 và gồm 127.264 chữ, như quý vị đang đọc. Đại Tạng Kinh không chỉ có một quyển mà cả một trăm quyển như thế. Mỗi quyển dày từ 1000 đến 2000 trang. Nếu một người để cả một đời ra đọc chưa chắc gì đã hết, đừng nói đến vấn đề phiên dịch.


Bây giờ Phật Giáo Việt Nam đã bắt đầu cho phiên dịch nhiều phần từ Kinh, Luật, Luận trong Đại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Trong đó phải nói rằng về phần Kinh Văn, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Hòa Thượng Thích Huệ Hưng đã đóng góp dịch thuật phần chính. Về Luật Tạng có Cố Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hòa, Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Cố Hòa Thượng Thích Trí Minh, Hòa Thượng Thích Đổng Minh v.v….. Về Luận Tạng có Cố Hòa Thượng Thích Khánh Anh, Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Cố Hòa Thượng chúng tôi vẫn chưa đọc được một bản nào mô tả tỉ mĩ như thế. Gần đây chúng tôi có đọc được quyển “Đường Tam Tạng Thỉnh Kinh” của nhà văn Võ Đình Cường tái bản lần thứ 3 năm 2000 thì mới biết ngày 7 tháng 5 năm 1960, ông đã cho xuất bản cuốn “Huyền Trang” , nhưng lúc ấy tại quê nhà tôi chưa có cơ duyên đọc đến. Căn cứ theo lời tựa lần thứ nhất xuất bản vào năm 1960, được biết rằng nhà văn Võ Đình Cường dùng tài liệu của Học giả Lương Khải Siêu người Trung Hoa soạn và nhờ Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ dịch tài liệu ấy ra tiếng Việt; nhưng phần mình, nhà văn không cho biết ông đã căn cứ vào tài liệu nào để viết. Dĩ nhiên phải có tài liệu chính trong tay, ông mới hoàn thành tác phẩm ấy được. Vì đây là một nhân vật lịch sử chứ không phải Dã sử hoặc Huyền sử, cho nên chúng ta phải làm sáng danh điều nầy.

Nhân nghiên cứu để viết lời tựa cho quyển sách quan trọng nầy, chúng tôi mới thấy bài dịch của lời tựa Vua Đường Thái Tông đã viết vào năm 648 gồm 780 chữ mà Ngài Trí Thủ và Ngài Thiện Siêu đã dịch ra tiếng Việt thật tuyệt vời. Nay chúng tôi xin trích đăng lại cho đủ ba lời tựa cho phần đầu của dịch phẩm nầy.

Trong chương 5, phần XVI về việc phiên dịch Kinh Điển, nhà văn Võ Đình Cường viết như sau:

“Mùa thu năm sau, phụng mệnh Vua Thái Tông, Ngài thuật cho một đệ tử là Biện Cơ chép lại cuộc Tây Du của Ngài trong 17 năm trải qua 138 nước một cách tường tận…..”

Ở đây có thể phân tích một vài việc như sau: Có một điều chúng tôi thắc mắc là: “Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch”
quyển nầy. Tại sao Ngài phải dịch? Lẽ ra phải nói là Ngài soạn mới đúng. Khi viết lại chắc Ngài phải viết bằng chữ Hán, nghĩa là đi đến đâu ngài chép đến đó. Chứ sau 17 năm về lại Trung Quốc làm sao nhớ hết mà kể lại cho ngài Biện Cơ soạn lại? Và một điều khó hiểu nữa – Không lẽ Ngài viết bằng chữ Phạn? – Chắc chắn là không. Vì tiếng mẹ đẻ của Ngài là tiếng Trung Hoa, khi qua đó Ngài đã 33 tuổi, trong khi tiếng Phạn chưa giỏi thì phải lấy tiếng mẹ đẻ làm chuẩn vậy.

Thứ nữa ở trong Đại Tạng Kinh, Phần tựa thứ nhất cho biết Ngài đã đi 110 nước; trong khi đó ông Võ Đình Cường bảo đi đến 138 nước và ngay cả trong lời tựa thứ 2 trong Đại Đường Tây Vức Ký của Thượng Thơ Tả Bộc Xạ Yến Quốc Công Trương Thuyết có ghi là: Lời tựa của Tam Tạng Thánh Giáo do Vua Đường Thái Tông viết chỉ có 780 chữ” mà ông Võ đã viết là 781 chữ. Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì ông cũng có nhận định rằng: “Ông Lương Khải Siêu bảo rằng Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ năm Trinh Quán nguyên niên là sai” và ông đã chứng minh là năm Trinh Quán thứ ba mới đúng. Điều chứng minh nầy của ông Võ đúng với Đại Tạng Kinh.

Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *